Khí thải từ các nhà máy, nhà xưởng sản xuất hay khí đốt từ các loại chất thải có chứa rất nhiều các thành phần độc hại như khí CO, H2S, HCL, SO2, tro, bụi,…
Các loại khí độc hại này gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như đời sống của con người, gây ô nhiễm bầu khí quyển trầm trọng, làm ảnh hưởng đến năng suất vật nuôi, cây trồng.
Việc đầu tư và trang bị cho nhà máy, nhà xưởng một hệ thống xử lý khí thải như tháp xử lý khí thải là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Trong quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm của các doanh nghiệp, khu sản xuất, nhà máy thì việc tác động đến môi trường không khí là điều khó tránh khỏi.
Các nhà máy, xí nghiệp thường phát sinh các khí thải công nghiệp, đáng kể nhất là các ngành: lò hơi, lò nung, nhà máy kim loại,…
Các loại khí thải này đều có thành phần ô nhiễm đến môi trường ảnh hưởng đến nguồn không khí. Vì lẽ đó, dể loại bỏ, giảm bớt những ảnh hưởng của chúng đến môi trường không khí, các doanh nghiệp cần phải tiến hành trang bị hệ thống xử lý khí thải để lọc sạch các chất ô nhiễm để tránh gây tác hại đến môi trường bên ngoài.
Thông thường hệ thống xử lý khí thải sẽ là một quay trình khép kín, thông qua đó, các thành phần ô nhiễm sẽ được tách khỏi các loại khí thải để để khí thải ra ngoài môi trường là khí sạch, không gây ô nhiễm.
Tuy nhiên tùy thuộc vào nguồn gốc – tính chất – thành phần của nguồn khí thải mà các doanh nghiệp sẽ có phương án xây dựng hệ thống xử lý khí thải khác nhau.
Tháp xử lý khí thải là phương pháp được ứng dụng phổ biến trong quy trình xử lý khí thải. Đây là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống xử lý khí thải cho các nhà máy có thải các chất khí độc hại ra môi trường không khí trong quá trình sản xuất.
Sử dụng tháp xử lý khí thải đảm bảo khí thải ra môi trường đáp ứng tiêu chuẩn cho phép và không gây ô nhiễm.
Có nhiều loại tháp xử lý khí thải khác nhau, nhưng chủ yếu chúng được phân chia thành hai loại đó là: tháp hấp thụ và tháp hấp phụ.
Tháp sử dụng chất lỏng để loại bỏ các chất ô nhiễm của khí thải. Dòng khí chứa chất ô nhiễm thông qua quạt hút được dẫn từ dưới lên trên, dung dịch hấp thụ được phun từ trên xuống trong tháp.
Khi khí thải tiếp xúc với dung dịch hấp thụ, các thành phần ô nhiễm sẽ bị giữ lại thông qua việc hòa tan hoặc biến đổi chất còn khí sạch thoát ra ngoài. Phần cặn rắn bị nước cuốn trôi xuống bên dưới và được đưa ra ngoài theo định kỳ.
Một số tháp hấp thụ: tháp hấp thụ rửa khí rỗng, tháp hấp thụ kiểu sủi bọt, tháp hấp thụ có vật liệu đệm. Các loại tháp này đều có chung nguyên lý hoạt động là hấp thụ các chất độc hại và bụi. Và đẩy ra ngoài không khí lượng khí đã được xử lý tránh gây ô nhiễm ảnh hưởng đến con người và môi trường không khí.
Tháp hấp thụ rửa khí rỗng: dung dịch hấp thụ được phun từ trên xuống theo phương thức nhỏ giọt trong tháp. Và cho khí thải đi qua trong phần thể tích rỗng của tháp hấp thụ.
Tháp hấp thụ kiểu sủi bọt: dùng trong những trường hợp cần xử lý khí thải lượng cao, áp suất khí thải lớn. Khí thải sẽ được đi qua lớp nước dưới dạng các bọt khí và vỡ ra trên bề mặt của nước. Quá trình thu bụi và hấp thụ chất ô nhiễm diễn ra trên bề mặt các bọt khí.
Tháp hấp thụ có vật liệu đệm: loại tháp này cho phép hoạt động với tốc độ dòng khí lớn mà không lo bị tắc nghẽn. Vật liệu đệm thường là sành, sứ, kim loại hay plastic. Khí thải được dẫn vào ở đáy tháp và thoát ra ở đỉnh tháp.
Dung dịch hấp thụ được tưới đều lên đỉnh lớp đệm. Và chảy dọc theo các bề mặt vật liệu đệm. Phản ứng hấp thụ xảy ra trên bề mặt ướt của lớp đệm.
– Ưu điểm:
– Nhược điểm:
Các chất ô nhiễm trong khí thải khi đi qua lớp vật liệu hấp phụ bị giữ lại nhờ hiện tượng hấp phụ. Nguyên liệu chủ yếu là than hoạt tính, kaolin hoạt hóa, geolit, silicagen…
Tùy theo nồng độ của chất ô nhiễm mà người ta cấu tạo lớp vật liệu hấp phụ dày hay mỏng. Sau một thời gian, chất hấp phụ không thể hấp phụ thêm khí độc nữa sẽ đổ bỏ cùng rác thải. Hay hoàn nguyên lại chất hấp phụ.
Khí độc bay ra từ quá trình hoàn nguyên thường có nồng độ rất cao. Nên người ta hay sử dụng phương pháp đốt để khử khí độc trước khi thải hay đưa qua các công đoạn tái chế khác.
– Ưu điểm:
– Nhược điểm:
Chia sẻ:
© Bản quyền thuộc về Giải pháp Công nghiệp | Cung cấp bởi Bizweb