Dây chuyền sản xuất nước tinh khiết bao gồm những thiết bị nào, công suất lớn nhỏ ra sao cùng với quy trình thực hiện được Hoàng Bách chia sẻ. Nếu bạn cũng chưa có những thông tin cụ thể về vấn đề này thì xin mời tham khảo ngay bài viết dưới đây
Dây chuyền sản xuất nước tinh khiết là quá trình sản xuất nước sạch theo một hệ thống khép kín. Cấu tạo dây chuyền bao gồm: Cột lọc, màng lọc RO, vật liệu lọc, máy chiết rót, khử chuẩn, bình chứa,... kết hợp lại với nhau để tạo thành một hệ thống xử lý nước tinh khiết. Mục đích để đem đến cho người dùng một nguồn nước sạch đúng theo tiêu chuẩn QCVN 01:2009/BYT.
Dây chuyền sẽ có cấu tạo chuyên biệt để đảm bảo sản phẩm đầu ra đạt chất lượng cao nhất. Nước sau khi được xử lý qua dây chuyền lọc nước tinh khiết sẽ loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn, tạp chất, virus, kim loại,.. Khi này, mọi người có thể sử dụng để làm nước khoáng uống trực tiếp hoặc sử dụng cho sinh hoạt, sản xuất hay trong kinh doanh.
Dây chuyền sản xuất nước tinh khiết đóng chai là sản phẩm ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại để xử lý nước tinh khiết. Công suất hoạt động của dây chuyền này sẽ nhanh và ổn định.
Thông thường, mỗi dây chuyền có thể sản xuất được vài chục, vài trăm hay thậm chí là vài nghìn chai nước. Tuy nhiên, công suất của dây chuyền là không cố định, nó sẽ phục thuộc vào quy mô của từng hệ thống sản xuất.
Công suất, quy mô kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm nước đóng chai tinh khiết. Vì vậy, báo giá dây chuyền sản xuất nước tinh khiết đóng bình cũng sẽ có sự chênh lệch. Tùy thuộc vào dây chuyền sản xuất công suất to hay nhỏ mà chi phí sẽ có sự giao động.
Thông thường, một dây chuyền sản xuất lọc nước tinh khiết đóng chai sẽ bao gồm các thành phần chủ yếu sau:
Để có được sản phẩm chai nước tinh khiết chất lượng, các cơ sở sản xuất phải có dây chuyền được lắp đặt đúng chuẩn theo quy định. Dưới đây là quy trình hoạt động của dây chuyền xử lý nước tinh khiết.
Bước 1: Hệ thống xử lý thô nguồn nước đầu vào
Nước đầu vào ở nước ta phần lớn đều chưa được xử lý nên chứa rất nhiều vi khuẩn, virus, tạp chất và các chất hữu cơ. Do đó, cần phải được tiến hành xử lý thô. Quá trình xử lý này bắt đầu từ việc bơm đầy nước vào trong bồn chứa.
Tiếp theo sau đó sẽ sử dụng bộ lọc đầu nguồn để lọc nước. Tùy thuộc vào công suất và quy mô hệ thống mà số lượng cũng như kích thước cột lọc sẽ được tùy chỉnh sao cho phù hợp nhất. Ngoài ra, tùy thuộc vào tính chất của nguồn nước mà số lượng cột lọc trong hệ thống lọc cũng có sự ảnh hưởng.
Một bộ lọc thông thường sẽ có các van. Van này có thể là van cơ hoặc van tự động. Van 3 ngã đặt trên cột lọc với 3 chiều (xả ngược, xả xuôi và filter lọc). Van 5 ngã ngoài 3 hướng trên sẽ có thêm hút muối và xả muối. Ngoài ra, còn có bình chứa dung dịch tái sinh, bộ lọc để lọc cặn và khử mùi.
Bước 2: Khử nước
Nước sau khi lọc cặn thô xong sẽ được dẫn qua bộ lọc. Với chất liệu có khả năng oxy hóa kim loại nên sẽ làm chúng kết tủa và dễ dàng loại bỏ ra ngoài. Tiếp theo, nước sẽ được đưa qua hệ thống trao đổi ion để làm mềm nước.
Sau khi đã được làm mềm, tiếp theo nước cần phải được khử mùi và màu. Để có thể cải thiện màu sắc và mùi tanh thì nguồn nước sẽ được đưa qua bộ lọc có nhiều lớp vật liệu. Nhờ đó, nước loại bỏ được những cặn thô trên 5 micron.
Bước 3: Lọc thẩm thấu ngược RO
Hệ thống lọc chính trong dây chuyền xử lý nước tinh khiết chính là hệ thống lọc RO. Hệ thống lọc nước RO là công nghệ chủ chốt để tạo nguồn nước tinh khiết. Với kích thước khe lọc chỉ 0.0001 micro, giúp loại bỏ đến 99% tạp chất hòa tan, chất cặn bẩn và kim loại nặng ra khỏi môi trường nước.
Màng lọc RO lọc nước đạt chuẩn. Mang đến một nguồn nước tinh khiết đảm bảo chất lượng nước hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn QCVN: 01/2009 của Bộ y tế về nguồn nước đang được sử dụng.
Bên cạnh các thiết bị lọc nước gia đình ra thì dây chuyền sản xuất nước tinh khiết đóng chai còn bao gồm hệ thống phụ đặt sau bồn trữ nước trung gian. Chức năng tạo nguồn nước ổn định cũng như để quá trình vận hành hệ thống được liên tục, diễn ra ổn định.
Bước 4: Khử khuẩn và vệ sinh
Sau quá trình lọc RO, nước sẽ được chứa trong bồn nước thành phẩm. Tại đây sẽ diễn ra quá trình diệt trùng, khử khuẩn nước để nguồn nước đầu ra đạt chất lượng tốt nhất. Thông thường, nước sẽ được diệt khuẩn, tiệt trùng theo cơ chế sau:
Bước 5: Chiết rót và đóng chai
Nguồn nước sau khi đã hoàn tất hết tất cả dây chuyền sản xuất nước tinh khiết đóng chai bên trên thì sẽ được bơm đến bể chứa. Sau đó sẽ được chiết rót và đóng chai thành sản phẩm.
Đây là quy trình sản xuất nước đóng chai cuối cùng. Thông thường, quy trình này sẽ sử dụng hệ thống thiết kế theo 3 khâu bao gồm: Xúc rửa vệ sinh chai, chiết rót và cuối cùng là đóng nắp.
Nếu bạn đang có ý định mở cơ sở, dây chuyền sản xuất nước uống đóng chai. Muốn tìm hiểu thêm những thông tin khác về hệ thống xử lý nước thì có thể liên hệ với công ty Hoàng Bách của chúng tôi. Các chuyên gia của công ty Hoàng Bách sẽ tận tích giúp đỡ bạn nhanh chóng.
Chia sẻ:
© Bản quyền thuộc về Giải pháp Công nghiệp | Cung cấp bởi Bizweb