Khái niệm nước phèn chua hay nước nhiễm phèn nhôm thường được hiểu theo nhiều cách khác nhau, tùy từng địa phương, tùy từng người.
Nước nhiễm phèn chua thông thường qua vị giác nếm thử sẽ có vị chua chua, nước nhiễm phèn chua khiến quần áo mang giặt bị ố vàng và những vật dụng sinh hoạt sử dụng lâu ngày bị han dỉ bám hoen ố.
Nước nhiễm phèn nhôm nặng còn ngửi thấy mùi tanh…Nguồn nước bị gọi là nhiễm phèn chua khi một số thành phần trong nước vượt mức so với hàm lượng được cho phép, trong đó thành phần sắt là một thành phần tiêu biểu.
Phèn nhôm gây ra tính axit cho nước, nên khi sử dụng vào cơ thể gây ra các chứng bệnh về dạ dày, đường tiêu hoá. Sử dụng thường xuyên nước nhiễm phèn nhôm gây ra ngứa rát, ăn mòn da tay. Khi tắm có thể gây dị ứng, mẩm ngứa.
Ngoài việc gây mất mỹ quan, khi dùng nước nhiễm phèn chua cho sinh hoạt mà chưa qua bất kì một phương pháp xử lý nào khiến cho đồ dùng trang thiết bị dễ hư hỏng, bị bào mòn, chúng phải tiếp xúc với nước phèn chua thường xuyên và trong khoảng thời gian dài liên tục, Nguồn nước này có thể gây dị ứng da, các bệnh liên quan tới da.
Đặc biệt nếu chúng ta không có những biện pháp xử lý nước kịp thời sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu về sức khỏe với các căn bệnh tiềm ẩn, hiểm họa gây mắc các căn bệnh nguy hiểm như ung thư, các bệnh liên quan hệ thống đường ruột, tiêu hóa, các bệnh về thận,...
Vật liệu xử lý hiệu quả nguồn nước nhiễm phèn chua là hạt nâng pH như corosex, Hạt LS. Tạo ra kết tủa của nhôm hydroxit. Khi mà hệ thống lọc sử dụng 1 cột composite , 1 bộ làm mềm và 1 cốc lọc tinh.
Đối với cột composite thì các vật liệu sử dụng là hạt nâng pH LS, cát thạch anh, than hoạt tính, cát thạch anh, Sỏi. Sau đó nước cho chảy qua bộ làm mềm để xử lý hết hàm lượng Ca, Mg có trong nước gây ra hiện tượng nước cứng. Cốc lọc tinh giúp nước loại bỏ được các huyền phù.
Thực chất của phương pháp xử lý phèn chua là quá trình xử lý sắt. Khử sắt bằng làm thoáng là làm giàu oxy cho nước, tạo điều kiện để Fe2+ oxy hóa thành Fe3+ thực hiện quá trình thủy phân để tạo thành hợp chất ít tan Fe(OH)3 rồi dùng bể lọc để giữ lại.
Bể được xây bằng gạch và xi măng, với 3 ngăn – lắng, lọc và chứa, mỗi ngăn 0,35 – 0,49 m3, trong đó ngăn lắng có thể tích lớn nhất, ngăn lọc nhỏ nhất.
Ngăn lắng được lắp đặt giàn phun mưa gồm một số đoạn ống có đục lỗ hoặc vòi hoa sen bằng nhựa có trên thị trường.
Ngăn lọc có lớp sỏi đỡ (cỡ 5 – 10 cm) dày 10 cm, trên đó là lớp cát lọc (0,4 – 0,85 mm) dày 40 cm; và trên cùng là lớp cát mịn (0,15 – 0,3 mm) dày 20 cm. (Có thể đổ thêm một lớp than trên lớp sỏi, để khử mùi của nước).
Ngăn này có lắp ống nhựa từ đáy lên, sao cho đầu ra nằm cao hơn lớp cát trên cùng một chút, để khi nước chảy qua ngăn thành phẩm đến cạn kiệt, không làm phơi mặt cát. Ngăn thành phẩm có nắp đậy.
Khi bơm từ giếng lên, nước chảy qua vòi sen, xuống bể lắng. Nhờ tiếp xúc với không khí, thành phần sắt trong nước bị oxy hóa. Nước được lắng cặn một phần, đến ngăn lọc, nước được lọc sạch cặn lơ lửng, trở nên trong, theo ống dẫn đến ngăn chứa nước thành phẩm.
Khi cho vôi vào nước, độ pH của nước tăng lên. Ở điều kiện giàu ion OH-, các ion Fe2+ thuỷ phân nhanh chóng thành Fe(OH)2 và lắng xuống một phần, thế oxy hoá khử tiêu chuẩn của hệ Fe(OH)2/Fe(OH)3 giảm xuống, do đó sắt(II) dễ dàng chuyển hoá thành sắt (III). Sắt (III) hyđroxyt kết tụ thành bông cặn, lắng trong bể lắng và có thể dễ dàng tách ra khỏi nước.
Phương pháp này có thể áp dụng cho các nhà máy nước với cả nước bề mặt và nước ngầm. Nhược điểm của phương pháp này là phải dùng đến các thiết bị pha chế cồng kềnh, quản lý phức tạp.
Hệ thống lọc nước giếng khoan này đơn giản, nguyên vật liệu dễ tìm, có thể tận dụng tro bếp là rác thải sinh hoạt, thân thiện với môi trường. Cách làm này có thể áp dụng quy mô hộ gia đình, nhất là những vùng người dân đang phải sử dụng nước giếng khoan.
Sau đó, tro bếp được cho vào mẫu nước với liều lượng từ 5 đến 10g/l rồi để lắng trong vòng 15 phút. Các phản ứng hóa học xảy ra và hợp chất sắt không tan sẽ bị loại bỏ qua quá trình lọc.
Chúng tôi đã nghiên cứu và ứng dụng thành công hệ thống cột lọc xử lý sắt, sử dụng cột lọc bằng nhựa hay inox có chứa các vật liệu lọc xử lý sắt nồng độ cao như cát mangan hoặc Filox,…
Vật liệu xử lý sắt này có thành phần là MnO2 hoặc KMnO4 nên có khả năng oxi hóa các kim loại hòa tan trong nước, làm các kim loại này kết tủa và giữ lại trên bề mặt.
Hệ thống có sử dụng các van sục rửa, giúp làm sạch hết các thành phần cặn ra khỏi hệ thống để quá trình lọc nước luôn được ổn định tránh tắc nghẽn hệ thống do các chất ô nhiễm đóng cặn lại.
Với phương hướng xử lý tốt nhất nguồn nước cho mọi gia đình, chúng tôi luôn luôn đồng hành cùng mọi người để nghiên cứu, ứng dụng các thiết bị , kỹ thuật xử lý nước tốt nhất của thế giới và mọi vùng miền để tạo ra nguồn nước sạch hơn cho sinh hoạt của mọi người.
————————————————————————————————–
CÔNG TY CP KEANGNAM VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 122/58 Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline: 09777 02345 (Phone, Zalo)
Website: www.locnuocvip.com – Email: locnuocvip.com@gmail.com
© Bản quyền thuộc về Giải pháp Công nghiệp | Cung cấp bởi Bizweb