Chuyển đổi số trong doanh nghiệp đang là xu hướng tất yếu để doanh nghiệp phát triển và tạo ra lợi thế cạnh tranh, bắt kịp những thay đổi liên tục của thị trường. Ứng dụng công nghệ vào các hoạt động sản xuất, quản lý giúp các tổ chức, công ty tối ưu hóa quy trình làm việc, nâng cao hiệu suất, lợi nhuận.
Chuyển đổi số doanh nghiệp là quá trình thay đổi về tư duy, ứng dụng công nghệ nhằm thay đổi quy trình làm việc, văn hóa, cách thức điều hành doanh nghiệp,… Từ đó, nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng trưởng doanh thu
Doanh nghiệp sẽ cần thu thập, phân tích dữ liệu, tự động hóa các quy trình quản lý và kinh doanh thông qua việc sử dụng các ứng dụng, phần mềm, hệ thống thông tin, các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), internet vạn vật (IoT), Dữ liệu lớn (Big Data), Điện toán đám mây (Cloud Computing)…
Chuyển đổi số cho doanh nghiệp không đơn thuần là chuyển đổi về mặt công nghệ mà còn là sự phá vỡ phương thức hoạt động truyền thống, doanh nghiệp cần không ngừng đổi mới, nâng cấp để bắt kịp với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ và thị trường.
Doanh nghiệp chuyển đổi số có thể nói là xu thế tất yếu bởi những lợi ích mang lại của nó.
Tiến hành chuyển đổi số, các lãnh đạo, nhà quản trị dễ dàng nhận thấy được những tác động to lớn giúp nâng cao hiệu suất, doanh thu của doanh nghiệp như:
Hiệu suất, hiệu quả tăng lên
Cung cấp lượng thông tin kịp thời, chính xác
Duy trì tính cạnh tranh
Nâng cao trải nghiệm khách hàng
Thúc đẩy mối liên kết giữa phòng ban
Nâng cao hiệu quả và giảm chi phí
Chuyển đổi số trong doanh nghiệp có bộ chỉ số đánh giá riêng. Dựa vào các tiêu chí được đề ra, doanh nghiệp có thể xác định được mức độ chuyển đổi hiện nay của tổ chức để thiết lập các mục tiêu chuyển đổi số trong tương lai.
3 loại doanh nghiệp phân theo quy mô áp dụng Bộ Chỉ số chuyển đổi doanh nghiệp bao gồm:
Loại 1: Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa – Quy mô: Vừa, nhỏ, siêu nhỏ, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh
Loại 2: Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp lớn – Quy mô: Doanh nghiệp lớn độc lập, không hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con
Loại 3: Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số tập đoàn, tổng công ty – Quy mô: Doanh nghiệp, tổng công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con
Tại Việt Nam, các tổ chức, doanh nghiệp, công ty xác định mức độ chuyển đổi số trong doanh nghiệp theo phân loại dưới đây:
Khảo sát “Thực trạng chuyển đổi số trong doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19” do VCCI thực hiện vào năm 2020, khảo sát trên 400 doanh nghiệp đã chỉ rõ: các doanh nghiệp bắt đầu nhận thức, ứng dụng các công nghệ số vào quản trị nội bộ, marketing, mua và bán hàng, logistic, thanh toán,…
Điện toán đám mây là công cụ kỹ thuật được nhiều doanh nghiệp ứng dụng trong lĩnh vực quản trị nội bộ, chiếm 60,6%. 98% doanh nghiệp mong muốn chuyển đổi số giúp đẩy nhanh hoạt động sản xuất, giảm chi phí, hạn chế giấy tờ và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
Vào năm 2021, các doanh nghiệp tại Việt Nam hầu hết đã sử dụng phần mềm, các giải pháp hoạt động quản lý đa kênh, bán hàng online, quản trị kênh phân phối vào trong hoạt động kinh doanh. Hơn 200.000 doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử, 20% ngân sách quảng cáo được chi trả cho tiếp thị số (facebook ads, tiktok,…), chữ ký số dần được đưa vào sử dụng,…
Năm 2023, Việt Nam, kinh tế số du lịch tăng 82%, hơn 50% tổng số doanh nghiệp tiếp tục duy trì sử dụng các giải pháp công nghệ chuyển đổi số.
Hiện nay, việc chuyển đổi số đang diễn ra tại hầu hết các loại hình doanh nghiệp với các mức độ khác nhau.
Ví dụ:
TPBank triển khai chiến lược chuyển đổi số bằng cách ứng dụng internet vạn vật (IoT). Khách hàng dễ dàng truy cập sử dụng dịch vụ ngân hàng, kết nối với các hệ sinh thái số khác trên nền tảng mạng. Các cá nhân sử dụng ngân hàng TPBank có thể làm, nhận phôi thẻ ngay tại quầy Livebank hoặc rút tiền thông qua hình thức xác nhận vân tay và khuôn mặt.
Ngoài ra các dịch vụ gọi xe công nghệ đang phát triển nhanh chóng tại thị trường nước ngoài là đòn bẩy để các doanh nghiệp như Be, FastGo hình thành và xuất hiện tại Việt Nam. Các doanh nghiệp này hoạt động hoàn toàn trên nền tảng công nghệ, khách hàng dễ dàng kiểm soát lộ trình, chi phí.
Chuyển đổi số có ý nghĩa lớn trong việc phát triển các tổ chức, doanh nghiệp trong kỷ nguyên 4.0. Hoạt động này diễn ra ngày càng mạnh mẽ đặc biệt là tại các doanh nghiệp lớn. Để quá trình chuyển đổi diễn ra được thuận lợi, chuyên nghiệp, doanh nghiệp cần thực hiện tuần tự, đảm bảo sự liên kết chặt chẽ giữa các bước chuyển đổi số.
Quá trình chuyển đổi số dành cho doanh nghiệp được triển khai theo 7 bước chính:
Các bước | Nội dung |
Bước 1: Xác định mục tiêu chuyển đổi số | Doanh nghiệp cần cần xác định rõ mục tiêu, lợi ích đạt được khi tiến hành chuyển đổi, tập trung vào các mục tiêu cụ thể, phát triển chiến lược phù hợp. |
Bước 2: Đánh giá hiện trạng và phân tích | Doanh nghiệp cần đánh giá, phân tích các yếu tố khách quan (từ bên ngoài) và chủ quan (thực trạng doanh nghiệp) để xây dựng chiến lược chuyển đổi số phù hợp, hiệu quả nhất. |
Bước 3: Thiết lập mục tiêu | Các mục tiêu này cần được đo lường, thiết lập thời gian và nguồn lực cần thiết dựa trên tầm nhìn và mục đích doanh nghiệp mong muốn đạt được khi chuyển đổi số. |
Bước 4: Xây dựng chiến lược và lập kế hoạch | Chuyển đổi số trong doanh nghiệp cần có chiến lược chuyển đổi cụ thể, từng bước. Kế hoạch chi tiết được lập ra dựa trên đánh giá về mặt nguồn lực, phương pháp triển khai và khả năng sẵn sàng chuyển đổi của doanh nghiệp. |
Bước 5: Xây dựng nền tảng công nghệ, dữ liệu | Doanh nghiệp cần đáp ứng các yếu tố: cơ sở dữ liệu, chiến lược dữ liệu, hệ thống công nghệ thông tin, kết nối và chia sẻ dữ liệu, quản lý dữ liệu. |
Bước 6: Chuẩn bị đội ngũ phù hợp | Doanh nghiệp xác định, đánh giá nguồn nhân lực, có chiến lược đào tạo bài bản, tạo môi trường làm việc hỗ trợ chuyển đổi số cho nhân viên. |
Bước 7: Thực hiện số hóa thông tin, quy trình, chuyển đổi số | Doanh nghiệp thực hiện số hóa thông tin, số hóa quy trình hướng tới thực hiện chuyển đổi số toàn diện. |
Chia sẻ:
© Bản quyền thuộc về Giải pháp Công nghiệp | Cung cấp bởi Bizweb