Hạ tầng số (digital infrastructure) là các thành phần công nghệ và hệ thống kỹ thuật cần thiết để cung cấp và hỗ trợ các dịch vụ số và các hoạt động kỹ thuật số. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt và sự thay đổi liên tục của thị trường, việc xây dựng và duy trì một hạ tầng số hiệu quả trở thành chìa khóa để doanh nghiệp nâng cao hiệu suất. Vậy hãy cùng tìm hiểu hạ tầng số là gì và những lý do doanh nghiệp nên đầu tư vào hạ tầng số qua bài viết sau.
Hạ tầng kỹ thuật số, hay còn gọi là hạ tầng số, bao gồm các thành phần công nghệ và hệ thống kỹ thuật tạo nền tảng cho hoạt động công nghệ thông tin của một tổ chức. Nói cách khác, đây là các ứng dụng và công nghệ mà doanh nghiệp sử dụng để thực hiện quá trình chuyển đổi số.
Giống như cấu trúc của một tòa nhà gồm các cột, vách tường, hệ thống điện và ống nước, mỗi doanh nghiệp hiện nay cần có hạ tầng số để tối ưu quy trình vận hành. Hạ tầng số ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động hàng ngày của nhân viên, khách hàng và các bên liên quan.
Hạ tầng số bao gồm các yếu tố sau:
Hạ tầng số là một sự lựa chọn và nhu cầu cấp thiết, giúp doanh nghiệp duy trì cũng như phát triển bền vững trong môi trường kinh doanh đầy thách thức hiện nay.
Hiện nay, Việt Nam đang nỗ lực theo đuổi xu hướng chuyển đổi số toàn cầu. Xu hướng này đòi hỏi việc xây dựng và phát triển hạ tầng số, đồng thời được xem là nền tảng cơ bản nhất.
Theo Quyết định 749/QĐ-TTg về chương trình chuyển đổi số quốc gia, việc xây dựng hạ tầng số được xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong quá trình chuyển đổi số. Để đạt được mục tiêu này, cần có sự phối hợp chặt chẽ từ toàn bộ hệ thống chính trị, doanh nghiệp và người dân từ cấp trung ương đến địa phương. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của doanh nghiệp trong việc hoàn thành mục tiêu chuyển đổi số của quốc gia.
Đại dịch Covid-19 đã làm nổi bật vai trò quan trọng của hạ tầng cáp quang khi con người phải học tập và làm việc trực tuyến nhiều hơn. Điều này cũng đúng đối với các doanh nghiệp, việc thiếu hạ tầng số, nhân viên sẽ gặp khó khăn trong việc thực hiện công việc của mình khi không thể đến văn phòng.
Nhiều doanh nghiệp hiện không hoạt động với hạ tầng số được tối ưu hóa. Các hệ thống cũ kỹ dẫn đến tắc nghẽn thông tin, chậm trễ trong quá trình liên lạc, phát sinh nhiều lỗi và kéo dài thời gian làm việc của nhiều bộ phận.
Việc áp dụng hạ tầng số dựa trên công nghệ đám mây, được tối ưu hóa để kết nối mọi khía cạnh của doanh nghiệp, nhằm đảm bảo dữ liệu được truyền theo thời gian thực với sự nhất quán giữa các phòng ban và nhân viên. Đồng thời vấn đề giao tiếp sẽ trở nên liền mạch và doanh nghiệp có động lực hơn trong việc tạo ra các sản phẩm chất lượng phục vụ khách hàng cũng như mở rộng quy mô hoạt động. Do đó, đầu tư vào hạ tầng số là điều tất yếu để mang lại doanh thu và lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.
Hiện nay, mọi hoạt động trên thị trường đang có xu hướng “toàn cầu hóa.” Đầu tư vào hạ tầng số sẽ giúp tăng cường khả năng kết nối giữa các doanh nghiệp trong nước và sau đó mở rộng kết nối với các doanh nghiệp quốc tế.
Ngoài ra, việc mua sắm đã trở nên dễ dàng hơn về mặt địa lý khi người tiêu dùng có thể chọn các sản phẩm quốc tế nhờ vào sự xuất hiện ngày càng nhiều của các mô hình kinh doanh thương mại điện tử xuyên biên giới. Trước tình hình này, mỗi doanh nghiệp cần đầu tư vào hạ tầng số để làm việc hiệu quả nhất và tránh bị tụt hậu so với các doanh nghiệp khác.
Xây dựng hạ tầng số là nhiệm vụ hàng đầu trong quá trình số hoá bởi đó là bệ phóng vững chắc cho sự thành công của chuyển đổi số. Tưởng tượng quá trình chuyển đổi số giống như việc xây dựng một ngôi nhà, để có một ngôi nhà vững chãi, cần phải có một nền móng kiên cố, tương tự, hạ tầng số chính là nền móng. Do đó, việc xây dựng hạ tầng số phải được ưu tiên hàng đầu để tạo nền tảng cho các bước tiếp theo trong quá trình chuyển đổi số.
Việc xây dựng hạ tầng số sẽ đảm bảo khả năng kết nối cho các cơ quan, doanh nghiệp và người dân, bao gồm các hệ thống thiết bị như IOC, cũng như khả năng xử lý, lưu trữ và bảo mật dữ liệu. Hạ tầng số được thiết lập từ hệ thống các máy chủ, phần mềm kỹ thuật số, hệ thống mạng vật lý cả ở cấp cục bộ và toàn cầu, với nền tảng là các công nghệ số tiên tiến.
Nền tảng này kết hợp công nghệ thông tin cùng truyền thông hiện đại, sử dụng cáp quang và không dây, với các dịch vụ ứng dụng đa chức năng được tích hợp. Các dịch vụ này hỗ trợ kết nối thời gian thực 24/7 giữa các nút trong mạng, cho phép quản lý từ xa các tài sản sản xuất.
Hạ tầng số có vai trò quan trọng trong việc thu thập dữ liệu, được coi là “trái tim” của quá trình chuyển đổi số. Dữ liệu này là nền tảng để xây dựng các ứng dụng, các nền tảng kết nối trung gian, và cập nhật trên một bộ dữ liệu chung. Vì vậy, hạ tầng số là yếu tố then chốt, giúp thúc đẩy nhanh chóng quá trình chuyển đổi số quốc gia.
Chia sẻ:
© Bản quyền thuộc về Giải pháp Công nghiệp | Cung cấp bởi Bizweb