Top 7 Công cụ quản lý chất lượng trong sản xuất

Người đăng:   Topmoi Admin

Top 7 Công cụ quản lý chất lượng trong sản xuất

Quản lý chất lượng có vai trò quan trọng quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Tuy nhiên việc quản lý chất lượng sẽ không đạt hiệu quả nếu không sử dụng 7 công cụ quản lý chất lượng.

Hiện nay có rất nhiều công cụ quản lý chất lượng sản phẩm, việc lựa chọn và áp dụng công cụ nào để phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp là câu hỏi mà nhiều doanh nghiệp vẫn chưa tìm được lời giải. Hãy cùng SIV Eco tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Nguồn gốc của 7 công cụ quản lý chất lượng 

Sau chiến tranh thế giới thứ 2 Nhật Bản đối mặt với vô vàn khó khăn, hiệp hội các nhà  khoa học và kỹ sư Nhật Bản (JUSE, Japanese Union Of Scientists and Engineers) đã quyết định tạo ra một hệ thống công cụ trong phương pháp quản lý chát lượng cho mọi tầng lớp cán bộ Nhật Bản.

Từ đó các công cụ này được áp dụng rộng rãi và phổ biến trên toàn thế giới, đặc biệt là ở Châu Âu. Bộ công cụ này có tên gọi là 7 công cụ quản lý chất lượng.

7 công cụ này là tập hợp các dữ liệu, suử dụng phương pháp thống kê để phâm tích các quá trình sản xuất, xác định các vấn đề chính gây ảnh hưởng đến kết quản sản xuất, kiểm soát quán trình sản xuất và chất lượng sản phẩm, đưa ra các giải pháp nhằm tránh các sai sót và hạn chế sản phẩm lối giúp nâng cao hiệu quản sản xuất

Khi áp dụng bộ công cụ này doanh nghiệp sẽ chủ động và nâng cao được hiệu quả hơn trong việc nhận diện các vấn đề, nhanh chóng tìm ra nguyên nhân gây ra ác sản phẩm lỗi, đưa ra thức tự ưu tiên để giải quyết các vấn đề.

Nhờ đó giúp các doanh nghiệp có thể đưa ra các giải pháp đúng đắn để kịp thời giải quyết các vấn đề. 7 công cụ quản lý chất lượng bao gồm:

  • Biểu đồ kiểm soát ( Control Chart)
  • Biểu đồ nhân quả (Cause & Effect Diagram)
  • Biểu đồ Pareto (Pareto Analysic)
  • Biểu đồ mật độ phân bố (Histogram)
  • Biểu đồ phân tán (Scatter Diagram)
  • Biểu đồ (Charts)
  • Phiếu kiểm soát: (Check Sheeet)

Trong 7 công cụ quản lý sản xuất trên thì công cụ phiếu kiểm soát được sử dụng sớm nhất. Hãy cùng SIV Eco tìm hiểu cụ thể từng công cụ.

7 công cụ quản lý chất lượng sản xuất.

Phiếu kiểm soát: (Check Sheeet)

Phiếu kiểm tra là các biểu mẫu đơn giản giúp thống kê và thu thập lại các dữ liệu cần thiết của doanh nghiệp một cách có hệ thống.

Phiếu kiểm tra có ưu điểm là dễ hiểu và dễ áp dụng. Mặc dù đây là một công cụ hiệu quả và mạn mẽ để xác định các vấn đề thường gặp, tuy nhiên nó lại không có hiệu quản cao trong việc phân tích các vấn đề về chất lượng.

Nhưng đây lại là những dữ liệu thông tin đầu vào hết sức quan trọng cho các công cụ khác như: biểu đồ tần suất, biểu đồ Pareto…để theo dõi chính xác các vấn đề cần xảy ra.

Biểu đồ kiểm soát ( Control Chart)

Biểu đồ kiểm soát là một dạng biểu đồ với các đường giới hạn được tính toán dựa trên phương pháp thống kê nhằm mục đích cho thấy sự biến động của các hoạt động và quá trình trong một thời gian nhất định.

Biểu đồ kiểm soát dùng để theo dõi sự biến động của các thông số về đặc tính chất lượng của sabr phẩm, theo dõi những thay đổi của quy trình để kiểm soát tất cả các dấu hiệu bất thường xảy ra khi có dấu hiệu bất thường xảy ra thông qua biểu đồ.

Các loại biểu đồ kiểm soát bao gồm:

  • Biểu đồ kiểm soát cho các dữ liệu liên tục
  • Biểu đồ kiểm soát cho các dữ liệu rời rạc.

Biểu đồ nhân quả (Cause & Effect Diagram)

Biểu đồ nhân quả hay còn gọi là biểu đồ xương cá được giáo sư Kaoru Ishikawa thuộc trường đại học Tokyo xây dựng năm 1953. Đây là một trong những công cụ được sử dụng nhiều nhất trong việc tìm ra nguyên nhân và hạn chế sản phẩm lỗi trong quá trình sản xuất

Biểu đồ này giúp nhanh chóng tìm ra được nguyên nhân của các vấn đề, từ đó doanh nghiệp có thể đưa ra những biện pháp phù hợp nhằm khắc phục và phòng ngừa nhằm đảm bảo chất lượng một cách tốt nhất.

Biểu đồ Pareto (Pareto Analysic)

Biểu đồ Pareto là một trong những dạng biểu đồ được sử dụng để sắp xếp những vấn đề quả lý theo thứ tự quan trọng của chúng đỗi với sản phẩm để tập trung xử lý.

Công cụ bieieur đò Pareto giúp các nhà quản lý bóc tách được những nguyên nhân quan trọng nhất, từ đó sắp xếp thứ tự ưu tiên cho việc giải quyết những vấn đề quan trọng trước. Ngoài rta biểu đồ cũng giúp đánh giá được hiệu quả của việc cải tiến.

Công cụ này giải quyết vần đề dựa theo nguyên tắc 80 – 20. Tức là 80% thiệt hại về chất lượng do 20% nguyên nhân gây nên. 20% nguyên nhân gây nên 80% lần xảy ra tình trạng không có chất lượng.

Biểu đồ mật độ phân bố (Histogram)

Đây là một dạng biểu đồ hình cột đơn giản cho phép nhìn một cách trực quan sự phân bố của các số liệu thể hiện tần suất của các sự việc.

Mục đích của công cụ này nhằm theo dõi sự phân bố của các thông số của sản phẩm. Nhờ đó có thể đánh giá được năng lực của một quá trình nào đó có đáp uengs được yêu cáu sản xuất sản phẩm hay không.

Biểu đồ phân tán (Scatter Diagram)

Biều đồ phân tán là sự biểu diễn các dữ liệu bằng đồ thị, trong đó các giá trị quan sát được của một biến được vẽ thành từng điểm so với các giá trị của biến kia mà không nối các điểm đó lại với nhau bằng đường nối. Biểu đồ phân tán chỉ ra mối quan hệ giữa 2 nhân tố cụ thể nào đó được đưa ra.

Dựa vào việc phân tích biểu đồ có thể thấy được nhân tố này phụ thuộc như thế nào vào một nhân tố khác và mức độ phụ thuộc giữa chúng. 

Biểu đồ (Charts)

Biểu đồ Charts là biểu đồ dạng hình vẽ. Biểu đồ này thể hiện mối quan hệ tương quan giữa các số liệu hoặc các đại lượng thông qua dạng hình ảnh. Công cụ này cho phép nhà quản lý và doanh nghiệp có thể dễ dàng quan sát và đánh giá sự phân bố dữ liệu theo thời gian hoặc theo các giai đoạn cụ thể.

Việc hiển thị dữ liệu bằng các đồ thị khác nhau được hconj tùy thuộc vào mục đích phân tích và sở thích của từng đối tượng sử dụng. Có các dạng biểu đò sau: biểu đồ đường, biểu đồ hình bánh, biểu đồ mạng nhện, biểu đồ cột và đường, biểu đồ gantt chart

SIV Eco vừa chia sẻ những công cụ quản lý chất lượng sản xuất đơn giản nhưng lại mang đến hiệu quả cao cho các doanh nghiệp sản xuất. Các công cụ này có thể sử dụng một cách độc lập hặc kết hợp với nhau nhằm biến những sự kiện riêng lẻ, rời rạc thành những thông tin hữu ích.

Hy vọng bài viết đã mang đến những thông thông tin bổ ích giúp các nhà quản lý và doanh nghiệp lựa chọn được những công cụ quản lý chất lượng sản xuất phù hợp và hiệu quả.

Tin cùng chủ đề

Chia sẻ:

Gửi ý kiến của bạn

Xem thêm
icon icon
Sale

Không sẵn có

Hết hàng