Chi phí sản xuất là gì? Phân loại, cách tính và cách tối ưu chi phí sản xuất

Người đăng:   Topmoi Admin

Chi phí sản xuất là gì? Phân loại, cách tính và cách tối ưu chi phí sản xuất

Việc hiểu và quản lý chi phí sản xuất là cực kỳ quan trọng đối với mọi doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt và sự biến động của thị trường hiện nay. Cùng tìm hiểu rõ hơn về cách phân loại, cách tính và cách doanh nghiệp có thể quản lý và tối ưu hóa chi phí này để đạt được hiệu suất kinh doanh tối đa trong bài viết sau.

1. Chi phí sản xuất là gì? 

Chi phí sản xuất đề cập đến tất cả các loại chi phí trực tiếp và gián tiếp mà doanh nghiệp phải chi trả để có thể sản xuất ra một sản phẩm hoặc cung cấp một dịch vụ nào đó. Chi phí sản xuất bao gồm nhiều khoản, như nhân công, nguyên liệu thô, vật tư sản xuất tiêu hao và chi phí quản lý và vận hành. 

Ví dụ

Ngành sản xuất như sản xuất doanh nghiệp bánh kẹo, quần áo, nội thất,… cần chi phí cho nguyên liệu thô, thuê mặt bằng doanh nghiệp, thuê nhân viên,… để tạo ra sản phẩm. 

Các ngành dịch vụ như nhà hàng, quán đồ uống, trung tâm thương mại ,.. cần sử dụng rất nhiều chi phí như thuê người lao động, nguyên vật liệu, chi phí chung, chi phí khấu hao tài sản cố định,… để thực hiện mọi dịch vụ mà khách hàng yêu cầu. 

2. Đặc điểm của chi phí sản xuất 

Chi phí sản xuất có những đặc điểm nổi bật như sau: 

  • Khi số lượng đặt hàng sản phẩm tăng, chi phí sản xuất cũng tăng và ngược lại 
  • Chi phí sản xuất liên tục phát sinh trong suốt quá trình sản xuất
  • Mức chi phí sản xuất phụ thuộc vào nhiều yếu tố như công nghệ sản xuất, giá cả nguyên vật liệu, thị trường lao động,… 
  • Các khoản chi phí sản xuất có cấu trúc hơi phức tạp chủ yếu là chi phí cố định và chi phí biến đổi 
  • Để tăng lợi nhuận cần tối ưu hóa chi phí sản xuất  
  • Chi phí sản xuất quyết định giá của sản phẩm bán ra ngoài thị trường 
 

3. Vai trò của chi phí sản xuất trong doanh nghiệp 

Chi phí sản xuất đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp theo các cách tiếp cận sau:

  • Theo dõi, kiểm soát chi phí sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp tránh lãng phí và tăng lợi nhuận 
  • Chi phí sản xuất ảnh hưởng đến việc quản lý tồn kho
  • Cung cấp thông tin cho nhà quản trị về việc ra quyết định quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 
  • Sản phẩm có giá thành hợp lý sẽ thu hút khách hàng và tăng thị phần cho doanh nghiệp 
  • Doanh nghiệp cần so sánh chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất dự toán để đánh giá mức độ tiết kiệm chi phí 
  • Giúp chủ doanh nghiệp định hình chiến lược kinh doanh và phát triển kế hoạch tài chính
 

4. Các loại chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất có nhiều cách phân loại, cụ thể bao gồm:

4.1. Phân loại dựa theo tính chất kinh tế của chi phí 

Đây là cách phân loại không phân biệt chi phí đó phát sinh ở địa điểm nào, lĩnh vực gì hay hoạt động mục đích gì trong sản xuất kinh doanh. Thay vào đó, chỉ tập trung đến những chi phí cùng chung một nội dung kinh tế, ví dụ:

  • Chi phí nhân công
  • Chi phí nguyên vật liệu
  • Chi phí khấu hao tài sản cố định
  • Chi phí dịch vụ mua ngoài
  • Chi phí khác bằng tiền
 

4.2. Phân loại dựa theo mục đích và công dụng của chi phí 

Dựa trên mục đích và công dụng của chi phí, chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành 3 nhóm chính: 

  • Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Phản ánh các khoản chi phí cho nguyên vật liệu trực tiếp tham gia vào sản xuất sản phẩm.
  • Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm các khoản chi phí cho tiền lương và các khoản phụ cấp cho người lao động trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm.
  • Chi phí sản xuất chung: Bao gồm các khoản chi phí gián tiếp liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng không thể liên hệ trực tiếp với sản phẩm cụ thể. Ví dụ: chi phí điện nước, chi phí sửa chữa máy móc thiết bị,… 
 

4.3. Phân loại dựa theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm, công việc lao vụ sản xuất trong kỳ

Trong quá trình sản xuất sản phẩm hàng hóa, có những loại chi phí cố định và thay đổi doanh nghiệp cần chi trả, cụ thể: 

  • Chi phí cố định: Là những khoản chi phí không thay đổi theo sản lượng, ví dụ như tiền thuê nhà xưởng, tiền lương quản lý,…
  • Chi phí biến đổi: Là những khoản chi phí thay đổi theo sản lượng, ví dụ như nguyên vật liệu, tiền lương công nhân sản xuất trực tiếp,…

Việc phân loại theo khối lượng sản phẩm công việc lao vụ sản xuất trong kỳ là căn cứ đưa ra phương án hạ thấp chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm cũng như xác định đầu tư theo phương án nào là phù hợp.

4.4. Phân loại theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và mối quan hệ giữa đối tượng chịu chi phí

  • Chi phí trực tiếp là chi phí mà doanh nghiệp phải chịu trực tiếp để sản xuất sản phẩm/dịch vụ. Bộ phận kế toán của công ty ghi lại chi phí trực tiếp ở mọi giai đoạn của quá trình sản xuất và sau đó cộng chúng lại với nhau để tìm ra tổng chi phí sản xuất cho từng sản phẩm. 
  • Chi phí gián tiếp là chi phí không thể liên kết trực tiếp với sản phẩm được sản xuất. Một số chi phí gián tiếp không thể tính vào chi phí sản xuất của một sản phẩm cụ thể. Thay vào đó, các doanh nghiệp thường coi những chi phí đó là một phần của chi phí sản xuất. 

Dựa theo cách phân loại này, doanh nghiệp có thể phân bố các loại chi phí trong kỳ một cách hợp lý và khoa học hơn. 

5. Cách tính chi phí sản xuất

Doanh nghiệp có thể tính chi phí sản xuất theo “giá mỗi đơn vị”, bao gồm số tiền cần thiết để tạo ra một mặt hàng độc lập. Để tính chi phí cho mỗi đơn vị, dưới đây là các bước chi tiết: 

Bước 1: Xác định chi phí cố định

Chi phí cố định là loại chi phí còn lại theo thời gian. Những chi phí này độc lập với đơn vị sản xuất của công ty, có nghĩa là cho dù công ty sản xuất bao nhiêu sản phẩm thì chi phí cố định vẫn giữ nguyên. 

Chi phí cố định bao gồm các hạng mục như bảo hiểm kinh doanh, tiền thuê văn phòng, thuế tài sản, tiền thuê thiết bị, tiền lương và phúc lợi hàng năm của nhân viên.

Bước 2:  Xác định chi phí biến đổi

Chi phí biến đổi là những chi phí có thể thay đổi hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm hoặc giữa các lần sản xuất. Những loại chi phí này phụ thuộc vào số lượng đơn vị sản phẩm mà công ty sản xuất và chúng có thể thay đổi tùy theo từng phép tính. 

Chi phí biến đổi bao gồm các khoản như chi phí mua nguyên vật liệu cho sản phẩm, trả lương theo giờ cho nhân viên, hóa đơn tiện ích, chi phí quảng cáo và phí thẻ tín dụng. 

Để tính chi phí biến đổi, doanh nghiệp  có thể cộng chi phí nhân công trực tiếp và chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Bước 3: Xác định số lượng sản phẩm công ty cần sản xuất 

Việc xác định số lượng sản phẩm mà một công ty cần sản xuất cần thiết để tính toán chi phí trên mỗi đơn vị sản phẩm. 

Ví dụ: Nếu một công ty sản xuất 200 cây nến mỗi tháng thì số đơn vị sản phẩm của nó là 200. Đây có thể là đơn vị công ty sản xuất hàng tháng hoặc hàng quý.

Cùng với đó, doanh nghiệp hãy đảm bảo tất cả các đơn vị đo lường đều giống nhau. Ví dụ: nếu doanh nghiệp sử dụng số đơn vị hàng quý, đương nhiên chi phí biến đổi và chi phí cố định của doanh nghiệp cũng tính theo quý.

Bước 4: Tính toán chi phí sản xuất trung bình trên mỗi đơn vị sản phẩm 

Để hoàn thành việc tính toán chi phí trên mỗi đơn vị, doanh nghiệp  cần cộng chi phí biến đổi và chi phí cố định của công ty rồi chia số tiền đó cho số đơn vị mà công ty sản xuất. Phương trình như sau: 

Chi phí mỗi sản phẩm = (tổng chi phí cố định + tổng chi phí biến đổi) / tổng số đơn vị sản phẩm 

Ví dụ: 

Giả sử một công ty sản xuất 200 túi thức ăn cho mèo nặng 80kg vào tháng 3 năm 2024. Trong đó tiền thuê nhà, tiền lương và các chi phí chung khác, gọi là chi phí sản xuất cố định mỗi tháng của công ty là 50 triệu đồng. Vào tháng 5 năm 2024, chi phí biến đổi mà công ty phải chịu là 10 triệu đồng, bao gồm nhân công, điện và nguyên liệu thô. 

Công ty thực hiện các phép tính sau để tìm chi phí sản xuất cho mỗi túi thức ăn cho mèo:

Chi phí mỗi đơn vị = (50.000.000 + 10.000.000)/200 = 300.000 đồng 

Điều này có nghĩa là chi phí sản xuất một đơn vị túi thức ăn cho mèo lớn vào tháng 5 năm 2024 là 300.000 đồng. 

6. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản xuất  

Chi phí sản xuất là tổng hợp các chi phí liên quan đến việc sản xuất một sản phẩm hoặc dịch vụ. Trong khi, giá thành sản xuất là các chi phí trực tiếp phát sinh cho việc sản xuất sản phẩm ở phân xưởng. Các doanh nghiệp sản xuất thường hướng đến việc mở rộng sản xuất đến công suất tối đa để giảm thiểu chi phí cố định trên mỗi mặt hàng. 

Giá thành sản xuất bao gồm 3 loại: 

  • Nguyên vật liệu trực tiếp
  • Nhân công trực tiếp
  • Chi phí sản xuất chung
 

Chi phí sản xuất là cơ sở để xác định giá thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm là thước đo của chi phí sản xuất mà doanh nghiệp bỏ ra để có được khối lượng 1 đơn vị sản phẩm hoàn thành. Mức chi phí sản xuất càng thấp, giá thành sản phẩm càng thấp và ngược lại. 

Mặt khác, mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản xuất còn phụ thuộc vào các yếu tố khách quan như: 

  • Doanh nghiệp có năng lực sản xuất cao sẽ tiết kiệm được chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm sẽ thấp
  • Giá nguyên vật liệu tăng sẽ làm tăng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
  • Nhu cầu thị trường cao sẽ giúp doanh nghiệp doanh nghiệp được sản phẩm với giá cao hơn và thu được lợi nhuận lớn hơn

7. Ứng dụng ERP giúp doanh nghiệp quản lý hoạt động sản xuất và tối ưu hóa chi phí 

Hiện nay, giải pháp ERP cho quản lý sản xuất đang ngày càng phổ biến và cần thiết cho hầu hết các doanh nghiệp sản xuất. Ứng dụng ERP sẽ giúp cho doanh nghiệp sản xuất có thể kiểm soát chặt chẽ được chi phí sản xuất, tiến độ sản xuất, bên cạnh đó tăng chất lượng dịch vụ khách hàng bằng việc có thể theo dõi theo thời gian thực tiến độ sản xuất và ngày dự kiến giao hàng cho từng đơn. Một số tính năng của ERP có thể hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất có thể kể đến như:

  • Kiểm soát chi phí, giá thành sản xuất.
  • Hoạch định Nhu cầu từ Đơn hàng 
  • Hoạch định Nhu cầu Nguyên vật liệu
  • Hoạch định Kế hoạch sản xuất.
  • Hoạch định Nguồn lực và năng lực sản xuất của nhà máy.
  • Kiểm soát chặt chẽ tồn kho.
  • Quản lý chuỗi cung ứng.
  • Quản lý và ghi nhận tiến độ sản xuất

Tin cùng chủ đề

Chia sẻ:

Gửi ý kiến của bạn

Xem thêm
icon icon
Sale

Không sẵn có

Hết hàng