Trong thời đại công nghiệp 4.0, chuyển đổi số trong sản xuất không chỉ là xu hướng mà còn là yếu tố quyết định giúp các doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày nay. Bên cạnh đó, chuyển đổi số đặt ra nhiều thách thức và yêu cầu về sự linh hoạt, sáng tạo và sẵn sàng thích ứng của các tổ chức.
Chuyển đổi số trong doanh nghiệp sản xuất đã phần nào khẳng định được vai trò và tầm quan trọng sau khi đại dịch Covid xuất hiện. Giai đoạn đại dịch diễn ra, chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn và tê liệt trong một thời gian dài. Phương thức hoạt động và sản xuất truyền thống bắt đầu bộc lộ điểm yếu một cách rõ rệt.
Bên cạnh đó, các thách thức từ bên ngoài cũng xuất hiện nhiều hơn. Nhu cầu khách hàng thường xuyên thay đổi với mức độ kỳ vọng ngày càng cao. Các đối thủ cạnh tranh xuất hiện nhiều hơn trên thị trường với công nghệ ngày càng hiện đại.
Những điều này trở thành động lực chuyển đổi số cho doanh nghiệp sản xuất. Bằng cách ứng dụng công nghệ hiện đại, doanh nghiệp sản xuất có thể:
Gia tăng hiệu quả sản xuất
Việc ứng dụng công nghệ số như internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo và tự động hóa giúp tối ưu hóa các quy trình sản xuất và nâng cao hiệu suất sử dụng máy móc, thiết bị, giảm độ trễ và các thời gian chết. Điều này dẫn đến năng suất cao hơn và tăng sản lượng.
Tiết kiệm chi phí
Chuyển đổi số giúp đẩy nhanh tốc độ thực hiện việc sử dụng tài nguyên như năng lượng, nguyên vật liệu và nhân lực. Nhờ đó sẽ giảm thiểu rủi ro, tiết kiệm chi phí vận hành và nâng cao hiệu quả kinh tế.
Cải thiện chất lượng sản phẩm
Ứng dụng công nghệ số cho phép theo dõi, giám sát chặt chẽ quá trình sản xuất, phát hiện và khắc phục sai sót kịp thời. Ngoài ra, dữ liệu sẽ được thu thập và phân tích kỹ lưỡng giúp nhà quản trị thực hiện kiểm soát sản xuất chất lượng.
Linh hoạt trong quản lý và điều hành
Các hệ thống số hóa cho phép truy cập, phân tích và chia sẻ dữ liệu một cách nhanh chóng với khả năng bảo mật cao. Điều này giúp nhà quản trị đưa ra quyết định kịp thời, linh hoạt điều chỉnh sản xuất theo nhu cầu thị trường.
Cải thiện trải nghiệm khách hàng
Chuyển đổi số mở ra khả năng cá nhân hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu riêng của từng khách hàng một cách hiệu quả. Qua đó, khách hàng có thể gia tăng sự hài lòng và gắn kết với thương hiệu.
Chuyển đổi số trong sản xuất là xu hướng tất yếu, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp. Đây là chìa khóa quan trọng để các nhà sản xuất nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời đại số hóa.
Chuyển đổi số trong sản xuất công nghiệp ngày càng trở nên cấp thiết để gia tăng năng lực cạnh tranh. Vậy những xu hướng nổi bật nào trong chuyển đổi số cho các doanh nghiệp? Hãy cùng nhau tìm hiểu dưới đây.
Internet of Thing (IoT) không phải là xu hướng mới nhưng luôn nằm trong top các xu hướng chuyển đổi số trong sản xuất cho doanh nghiệp. IoT đang chuyển đổi lĩnh vực sản xuất để theo dõi quá trình trong thời gian thực và giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định phù hợp dựa trên phân tích dữ liệu.
Với sự hỗ trợ của IoT, doanh nghiệp sản xuất có thể:
Việc phân tích dữ liệu lớn cho phép doanh nghiệp sản xuất dự đoán, ngăn chặn sự cố và giúp giảm thiểu thời gian chết. Đồng thời, từ những data thu thập được, công cụ phân tích dữ liệu có thể tạo ra những insight quan trọng để hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định kinh doanh. Vì thế, việc áp dụng phân tích dữ liệu lớn trong sản xuất không chỉ giúp tăng cường hiệu suất, linh hoạt mà còn giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh trong một thị trường ngày càng đổi mới liên tục.
Nền tảng kỹ thuật số (DAP – Digital Adopting Platform) là các phần mềm, công cụ hay hệ thống được thiết kế để đơn giản hóa và hợp lý hoá quá trình kinh doanh. Đối với chuyển đổi số trong sản xuất, nền tảng kỹ thuật số dần trở nên phổ biến hơn.
Ngoài ra, DAP có vai trò làm trung tâm thu thập, phân loại và chia sẻ những dữ liệu từ việc sản xuất, kinh doanh hay cải thiện hiệu suất trong doanh nghiệp. Trên thực tế, doanh nghiệp có thể đạt được lợi ích nhiều khía cạnh nếu tích hợp đầy đủ các quy trình làm việc hoặc dữ liệu về cả khách hàng lẫn nhân sự trên DAP.
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang dẫn đầu trong quá trình chuyển đổi số và ngày càng gia tăng qua từng năm. Việc tích hợp AI sẽ giúp phân tích dữ liệu quy mô lớn, tối ưu hóa hoạt động, dự đoán nhu cầu và đưa ra quyết định kinh doanh chính xác.
Thêm vào đó, các doanh nghiệp có thể tận dụng các thuật toán AI trong bảo trì thiết bị tự động và quản lý chuỗi cung ứng.
Xu hướng mới khá nổi bật về chuyển đổi số trong sản xuất cho doanh nghiệp có thể kể đến công nghệ in 3D. Nhờ công nghệ này, nhiều doanh nghiệp sản xuất có thể sáng tạo đa dạng nguyên mẫu với độ phức tạp cao, đồng thời tiết kiệm chi phí thực hiện và rút ngắn thời gian.
Ứng dụng của công nghệ in 3D này còn được sử dụng để sản xuất những sản phẩm tuỳ chỉnh hoặc bộ phận riêng lẻ dành cho mặt hàng tiêu dùng, sản xuất sản phẩm số lượng nhỏ với chi phí thấp.
EU đã ban hành cơ chế điều chỉnh carbon qua biên giới (cơ chế CBAM) có hiệu lực từ tháng 10/2023. Theo đó, các doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu vào EU gồm: Sắt thép, nhôm, xi măng và phân bón sẽ phải thực hiện Báo cáo kiểm kê khí nhà kính và giảm phát thải khí nhà kính.
Cơ chế này là hồi chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp sản xuất phải có lộ trình chi tiết để cắt giảm lượng phát thải carbon trong thời gian sớm nhất.
Chính vì thế, chuyển đổi số trong sản xuất trở thành ưu hàng đầu đối với các doanh nghiệp sản xuất. Sản xuất xanh là quá trình đổi mới quy trình sản xuất và thiết lập các hoạt động thân thiện với môi trường trong lĩnh vực sản xuất.
Về cơ bản, đây là việc “xanh hóa” hoạt động sản xuất, trong đó công nhân sử dụng ít tài nguyên thiên nhiên hơn, giảm thiểu ô nhiễm và chất thải, tái chế và tái sử dụng vật liệu, đồng thời hạn chế khí thải trong các quy trình của họ.
Chuyển đổi này không chỉ giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường, mà còn hướng tới việc tối ưu hóa tài nguyên, cải thiện hiệu suất và tăng cường tính cạnh tranh.
Trong lĩnh vực sản xuất, chuyển đổi số trong sản xuất đang trở thành vấn đề ngày càng bức thiết trước sức ép của nền kinh tế và sức cạnh tranh của các đối thủ. Việc chuyển đổi số trong lĩnh vực sản xuất sẽ tập trung vào một số nhiệm vụ chiến lược cốt lõi, bao gồm: cải thiện hiệu quả hoạt động vận hành, tiết kiệm chi phí, tăng trưởng khách hàng và tăng cường tính toàn vẹn của chuỗi cung ứng.
Tuy nhiên, các nhà quản lý cũng phải đối mặt với việc đưa ra quyết định chuyển đổi như thế nào trước thời kỳ bùng nổ công nghệ với vô vàn lựa chọn phần mềm, đồng thời phải đi kèm với mục tiêu kinh doanh và phù hợp ngân sách.
Chia sẻ:
© Bản quyền thuộc về Giải pháp Công nghiệp | Cung cấp bởi Bizweb