Quản trị sản xuất đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên, tránh lãng phí, đảm bảo chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Cùng tìm hiểu rõ hơn về phương pháp quản lý sản xuất và các bước triển khai trong bài viết sau.
Sản xuất là hoạt động sản xuất hàng hóa từ nguyên liệu thô đến thành phẩm, hướng đến mục đích tạo ra sản phẩm có giá trị, đáp ứng được mong muốn và yêu cầu của con người. Vì vậy sản xuất đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế.
Quản trị sản xuất là hoạt động điều hành và quản lý các hoạt động sản xuất trong một tổ chức, doanh nghiệp với mục tiêu đảm bảo quá trình sản xuất hiệu quả và đạt hiệu suất cao nhất. Quy trình này bao gồm việc lập kế hoạch, tổ chức, điều phối và kiểm soát các yếu tố về nguồn lực, nguyên liệu, quy trình sản xuất để đáp ứng được những tiêu chí chất lượng đã đề ra.
Tạo ra sản phẩm, dịch vụ chất lượng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng là mục tiêu quan trọng của quản trị sản xuất. Ngoài ra, nó còn có một số mục tiêu khác như:
Cung cấp sản phẩm đầy đủ đi kèm chất lượng
Quản trị sản xuất đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất sản phẩm đảm bảo cung cấp đủ số lượng đi kèm chất lượng. Nếu một doanh nghiệp không thể cung cấp sản phẩm cho khách hàng thì doanh nghiệp sẽ không thể tồn tại và phát triển.
Tạo sự cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường
Chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng giúp thu hút, duy trì khách hàng và tạo dựng được danh tiếng tốt cho doanh nghiệp. Vậy nên hoạt động quản lý sản xuất đảm bảo sản phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng cao, từ đó sẽ tạo lợi thế cạnh tranh với các đối thủ.
Nâng cao chất lượng sản phẩm
Quản trị sản xuất giúp tối ưu hóa quá trình xem xét, kiểm định sản phẩm để giảm thiểu sai sót. Từ đó, giúp doanh nghiệp tạo dựng niềm tin từ khách hàng và tăng cường sự cạnh tranh trên thị trường.
Đẩy nhanh tốc độ trong cung ứng
Quản lý sản xuất sẽ tối ưu hóa quy trình sản xuất, quản lý hàng tồn kho và cải thiện hoạt động vận chuyển hiệu quả để đẩy nhanh tốc độ trong cung ứng. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ đáp ứng nhu cầu khách hàng nhanh chóng và tránh tình trạng thiếu sản phẩm.
Để quản trị sản xuất tốt doanh nghiệp cần nắm được 8 yếu tố cốt lõi chính sau đây:
Trước khi thực hiện quy trình sản xuất từ khâu lựa chọn sản phẩm, thiết kế, hoạch định và tổ chức điều hành hệ thống sản xuất doanh nghiệp đều phải dựa vào căn cứ và dự báo nhu cầu sản xuất. Điều này sẽ đảm bảo về số lượng cũng như chất lượng sản phẩm tránh tình trạng thừa hay thiếu hụt.
Thiết kế không chỉ đơn thuần là tạo ra sản phẩm mới mẻ và ra mắt thị trường mà còn phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng và phương pháp, công nghệ sản xuất. Chính vì vậy, việc thiết kế đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng về nhu cầu, thiết bị sản xuất đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Đây là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến khả năng của tổ chức doanh nghiệp để có thể cạnh tranh trên thị trường. Chính vì vậy, việc quản trị năng lực sản xuất tốt sẽ là chìa khóa đảm bảo doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu hiện tại của thị trường.
Đây là một trong những yếu tố quan trọng trong chiến lược kinh doanh của mỗi doanh nghiệp bởi nó liên quan đến việc lựa chọn địa điểm để đảm bảo mục tiêu sản xuất kinh doanh được thực hiện hiệu quả. Bên cạnh đó, yếu tố này sẽ giúp doanh nghiệp tạo ưu thế cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Yếu tố này bao gồm các hoạt động tổ chức, sắp xếp và định dạng không gian sản xuất đảm bảo quản lý chất lượng hiệu quả. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tìm và lựa chọn ra phương án sản xuất tối ưu nhất.
Yếu tố này tập trung vào hoạt động thiết lập kế hoạch cho các nguồn lực như máy móc, vật liệu, thời gian, nhân lực,… đảm bảo hiệu quả trong quá trình sản xuất. Bên cạnh đóm hoạch định nguồn lực sản xuất còn tối ưu chi phí sản xuất.
Một trong những yếu tố quan trọng trong sản xuất là hoạt động điều phối các hoạt động sản xuất đảm bảo lịch trình sản xuất được tuân thủ chặt chẽ. Quá trình này yêu cầu các nhà quản lý phải liên tục theo dõi và đánh giá các yếu tố như nguồn lực, nhân công, vật liệu,… đảm bảo quy trình sản xuất diễn ra suôn sẻ.
Trong yếu tố kiểm soát vận hành hệ thống sản xuất có hai thành phần chính là việc kiểm soát chất lượng và quản lý hàng tồn kho. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp cân đối được nhu cầu tiêu thụ và sản xuất cũng như giảm thiểu hàng tồn kho.
4 phương pháp quản trị sản xuất trong doanh nghiệp phổ biến hiện nay:
Đây là phương pháp quản trị sản xuất bao gồm hai hoạt động chính là sản xuất và giao hàng những sản phẩm cần thiết. Phương pháp này giúp tăng năng suất, giảm thiểu hàng hóa lãng phí và đáp ứng nhu cầu khách hàng nhanh chóng.
Phương pháp quản lý này dựa trên việc cải tiến quy trình sản xuất liên tục, thường xuyên nhằm khuyến khích sự tham gia của tất cả nhân viên, từ quản lý đến công nhân. Phương pháp Kaizen đảm bảo chất lượng của sản phẩm.
Phương pháp này sử dụng các hệ thống máy tính để tính toán nhu cầu về nguyên vật liệu, thiết bị, máy móc sản xuất hay nhân công cho từng giai đoạn sản xuất. Điều này giúp tối ưu hóa chi phí, tránh lãng phí nhân lực và tài nguyên.
Phương pháp Kanban là phương pháp quản trị sản xuất dựa trên việc sử dụng các thẻ báo để quản lý các hoạt động trong từng giai đoạn sản xuất. Phương thức này giúp doanh nghiệp duy trì sự cân bằng giữa nhu cầu và nguồn cung tránh tình trạng thừa thiếu.
Các bước triển khai quản trị sản xuất trong doanh nghiệp hiệu quả đảm bảo cung cấp đầy đủ số lượng và chất lượng sản phẩm đến khách hàng.
Trước khi bước vào quy trình sản xuất, doanh nghiệp nên xác định sản phẩm sẽ sản xuất ra là gì? Có phù hợp với thị hiếu khách hàng ở khu vực hay không? Từ đó, doanh nghiệp sẽ xác định và dự báo nhu cầu thị trường cần sản xuất để vạch ra chiến lược đúng đắn.
Sau khi xác định mục tiêu sản xuất và dự báo nhu cầu thị trường, doanh nghiệp bắt đầu triển khai và xây dựng hệ thống quản trị sản xuất. Điều này sẽ giúp người quản lý xác định được trong từng giai đoạn sản xuất cần bao nhiêu nhân lực, múc móc, thiết bị để đạt hiệu suất cao đúng tiến độ.
Khi đã xây dựng hệ thống quản trị xong, người quản lý cần xác định rõ năng lực của từng nhân viên để phân công vào vị trí phù hợp. Bên cạnh đó, có thể áp dụng thêm công nghệ mới và tiên tiến nhất hiện nay để tối ưu thời gian sản xuất.
Sau khi sản xuất được sản phẩm hoàn chỉnh, doanh nghiệp cần đánh giá và xem xét lại hệ thống sản xuất để có những điều chỉnh phù hợp. Điều này giúp kiểm soát chất lượng sản phẩm tốt và quản trị hàng tồn kho.
Theo một báo cáo của McKinsey, doanh nghiệp áp dụng công nghệ 4.0 vào quản trị sản xuất đã ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận lên đến 10-20% so với những đối thủ chỉ sử dụng các phương pháp truyền thống.
Trong lĩnh vực sản xuất, chuyển đổi số đang trở thành vấn đề ngày càng bức thiết trước sức ép của nền kinh tế và cạnh tranh của các đối thủ. Việc chuyển đổi số sẽ tập trung vào một số nhiệm vụ chiến lược cốt lõi, bao gồm: cải thiện hiệu quả hoạt động vận hành, tiết kiệm chi phí, tăng trưởng khách hàng và tăng cường tính toàn vẹn của chuỗi cung ứng.
Tuy nhiên, các nhà quản lý cũng phải đối mặt với việc đưa ra quyết định chuyển đổi như thế nào trước thời kỳ bùng nổ công nghệ với vô vàn lựa chọn phần mềm, đồng thời phải đi kèm với mục tiêu kinh doanh và phù hợp ngân sách.
Chia sẻ:
© Bản quyền thuộc về Giải pháp Công nghiệp | Cung cấp bởi Bizweb