Quy trình sản xuất đóng vai trò trọng yếu, giúp doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm có chất lượng và giá trị thương mại cao. Nhờ đó, doanh nghiệp/tổ chức có thể tăng trưởng doanh thu và gia tăng lợi nhuận. Cùng tìm hiểu các bước xây dựng quy trình sản xuất và cách ứng dụng công nghệ để tối ưu trong bài viết này.
Quy trình sản xuất là một chuỗi các bước nhằm mục đích tạo sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ. Quá trình này bao gồm các giai đoạn từ việc lập kế hoạch, chuẩn bị nguyên vật liệu, quá trình sản xuất thực tế, kiểm định chất lượng, đến việc đóng gói và vận chuyển.
Mỗi doanh nghiệp sẽ xây dựng một quy trình đặc thù, tùy thuộc vào loại sản phẩm hay dịch vụ họ cung cấp. Trong thời đại công nghệ tiên tiến, quy trình cho sản xuất ngày càng được cải tiến thông qua sự kết hợp giữa lao động con người và máy móc tự động hóa.
Một quy trình sản xuất của doanh nghiệp/tổ chức thường sẽ diễn ra trong 8 bước như sau:
Quy trình cho sản xuất đóng vai trò cốt lõi trong việc duy trì sự liên tục và hiệu suất tạo ra sản phẩm. Dưới đây là ba nhiệm vụ chính cần được xác định trong hoạch định:
Xác định nhu cầu sản xuất
Đây là bước xác định số lượng sản phẩm cần sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường. Dựa vào nghiên cứu thị trường và dự báo, doanh nghiệp sẽ ước lượng cầu và cung để xác định được nhu cầu sản xuất.
Tiến hành xây dựng định mức sản xuất
Các định mức sản xuất bao gồm:
Xác định nhu cầu nguyên liệu cần thiết
Doanh nghiệp xác định các loại nguyên liệu cần thiết, số lượng và thời điểm cần cung ứng. Quy trình cung ứng nguyên liệu cần được quản lý một cách chặt chẽ để đảm bảo sự liên tục trong chuỗi sản xuất.
Khi đã xác định được số lượng cần sản xuất, doanh nghiệp cần phân chia và thiết lập các yêu cầu sản xuất cụ thể cho từng xưởng, nhà máy. Các yêu cầu này có thể được thực hiện bởi các đơn vị gia công bên ngoài hoặc bởi chính doanh nghiệp.
Lệnh sản xuất là tài liệu ghi rõ yêu cầu cho việc sản xuất trong 1 đợt cụ thể, bao gồm thông tin về số lượng sản phẩm, thời gian sản xuất dự kiến, địa điểm sản xuất, và các yêu cầu đặc biệt khác. Lệnh sản xuất được tạo dựa trên các yêu cầu sản xuất đã được đặt ra.
Lệnh sản xuất sẽ được gửi đến ban giám đốc hoặc quản lý cấp cao để xem xét và phê duyệt. Nếu được chấp thuận, lệnh này sẽ được phân phối đến các công đoạn, dây chuyền, hoặc bộ phận liên quan để thực hiện. Trong trường hợp không được duyệt, bộ phận sản xuất sẽ cần chỉnh sửa và gửi lại để xem xét lần thứ hai.
Sau khi lệnh sản xuất đã được duyệt, dựa vào định mức nguyên vật liệu, doanh nghiệp sẽ xác định số lượng cần thiết và tiến hành quá trình mua sắm để đáp ứng nhu cầu sản xuất.
Nhà quản lý sản xuất phân phối nguyên vật liệu theo yêu cầu của lệnh sản xuất đến các bộ phận liên quan. Dựa vào kế hoạch đã đặt ra, các bộ phận chịu trách nhiệm hoàn thành sản phẩm theo đúng số lượng và thời hạn. Quản lý cần theo dõi và điều chỉnh tiến độ và chất lượng sản phẩm.
Quản lý nhận sản phẩm từ bộ phận sản xuất hoặc đơn vị gia công bên ngoài và tiến hành kiểm tra chất lượng dựa trên các tiêu chuẩn đã đặt ra.
Sau khi sản phẩm đạt yêu cầu, lệnh sản xuất sẽ được đóng lại. Tất cả hồ sơ liên quan đến quy trình sản xuất được lưu trữ. Quản lý kho sẽ nhập hàng vào kho để chuẩn bị cho quá trình xuất kho theo yêu cầu. Trong giai đoạn này, doanh nghiệp cũng cần phải xem xét chiến lược giá cả để đảm bảo lợi nhuận, đặc biệt khi chi phí nguyên vật liệu có sự thay đổi đáng kể.
Dựa trên tiêu chí về chức năng, quy trình của một doanh nghiệp thường bao gồm sự phối hợp giữa các bộ phận sau:
Về tổng quát, mỗi quy trình sản xuất sẽ có những đặc thù riêng, phụ thuộc vào ngành nghề và quy mô của từng doanh nghiệp. Dưới đây là các mẫu quy trình sản xuất trong 3 ngành công nghiệp khác nhau:
Để sản phẩm cuối cùng có chất lượng đạt chuẩn, khi tiến hành sản xuất, các doanh nghiệp/tổ chức cần chú ý tới những điểm sau:
Trong lĩnh vực sản xuất, chuyển đổi số đang trở thành vấn đề ngày càng bức thiết trước sức ép của nền kinh tế và sức cạnh tranh của các đối thủ. Tuy nhiên, các nhà quản lý cũng phải đối mặt với việc đưa ra quyết định chuyển đổi như thế nào trước thời kỳ bùng nổ công nghiệp với số lượng gia tăng các lựa chọn giải pháp, phải gắn kèm với mục tiêu kinh doanh và phù hợp ngân sách.
Chia sẻ:
© Bản quyền thuộc về Giải pháp Công nghiệp | Cung cấp bởi Bizweb